Cách làm giò lụa không bị bở – Nguyên nhân? Giải pháp?

Giò lụa bị bở là tình trạng mà không ai muốn gặp phải, thế nhưng chúng ta lại rất dễ gặp phải 1 số sai lầm trong quá trình làm giò chả dẫn đến vấn đề này. Vậy nguyên nhân là gì? Cách làm giò lụa không bị bở thế nào? Xem ngay cùng mayxaygiochaviendong.com nhé!

Cách làm giò lụa không bị bở - Nguyên nhân? Giải pháp?

Nguyên nhân – Cách làm giò lụa không bị bở mà bạn cần phải biết ngay!

“Tại sao giò lụa bị bở?” Có lẽ rất nhiều người cũng nắm được 4  nguyên nhân chính gây nên vấn đề này, thế nhưng cũng rất nhiều người chưa biết cách giải quyết tốt. Dưới đây là 4 lí do tại sao giò lụa bị bở, đi kèm là những giải pháp hữu ích cho chị em.

Nguyên nhân 1: Chất lượng thịt kém

Không thể phủ nhận việc chất lượng thịt heo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giò lụa. Do đó, 1 trong các lí do làm giò lụa bị bở cũng là do bạn đã chọn phải các miếng thịt kém chất lượng.

Nguyên nhân 1: Chất lượng thịt kém

Giải pháp => 1 trong các cách làm giò lụa không bị bở là nên chọn thịt khi vừa mới mổ. Nếu miếng thịt để quá lâu bên ngoài (quá 5h) sẽ làm mất đi độ dính kết cũng như độ giòn, da bởi các sợi liên kết trong thớ thịt bị chuyển đổi và không còn bám chặt vào nhau.

Thịt heo được chọn để làm giò lụa phải có cả nạc và mỡ. Không nên dùng nguyên nạc khiến giò rất khô, kém độ ngon. Làm giò thì bạn nên chọn phần nạc mông là ngon nhất. Mỡ chọn ở phần gáy vì khi hấp giò không bị khô.

Cách chọn thịt làm giò

Nên mua thịt ở những cơ sở uy tín để chắc rằng trong thịt không có chứa các chất độc hại như chất làm tăng trọng lượng thịt hay lừa gạt người mua bằng cách bơm thêm nước vào thịt. 

Nguyên nhân 2: Lạm dụng chất phụ gia của giò

Có nhiều loại phụ gia bạn có thể cho thêm để tạo ra độ dai ngon của giò mà vẫn đảm bảo được sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu thật kĩ, phụ gia có thể sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới độ kết dính của giò, độ dai và giòn cũng như hương vị của giò.

Nguyên nhân 2: Lạm dụng chất phụ gia của giò

Giải pháp => Dùng phụ gia với 1 mức độ vừa phải, phù hợp với lượng thịt làm giò của bạn là 1 cách làm giò lụa không bị bở. Về vấn đề vệ sinh và chất lượng thực phẩm, bạn có thể thay thế cho hàn the độc hại bằng cách sử dụng Carrageenan. 

Carrageenan

Đây là chất phụ gia được nghiên cứu tạo thành từ rong biển, không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng lại đem đến hương vị đặc biệt cho giò, đồng thời còn khiến màu sắc miếng giò đẹp hơn, dai và giòn nhiều hơn. 

Nguyên nhân 3: Không chính xác trong việc căn nhiệt độ và thời gian hấp giò

Nếu giò lụa được lấy ra khỏi nồi trước thời gian cần thiết thì sẽ không được chín kỹ. Trái lại, khi bạn muốn cho giò chín nhiều hơn mà không kịp vớt ra khi đến thời gian quy định sẽ dẫn đến tình trạng lượng mỡ trong giò bắt đầu tan chảy, giò không giữ được độ ẩm và trở nên rất khô.

Cần kiểm soát tốt nhiệt độ và thời gian hấp giò

Giải pháp => Để khắc phục tình trạng này, cần một vài lưu ý khi hấp giò lụa:

  • Đặt giò vào nồi hấp sau khi nước trong nồi đã sôi
  • Nếu chị em hấp giò bằng nồi hấp/cách thủy thường thì hấp trong 60 phút, mức lửa vặn vừa phải ban đầu và liu riu về sau.
  • Thời gian hấp có thể chênh lệch chút do kích thước và lượng giò mà bạn hấp.

Có một kinh nghiệm canh chuẩn thời gian hấp giò: sử dụng một cây nhang với độ dài vừa vặn với chu vi của giò lụa.

Mẹo căn thời gian hấp giò

Bạn thắp đến lúc nhang vừa cháy hết thì cũng đồng thời lấy giò ra . Sau đó, mạnh tay quăng thẳng giò lụa xuống tấm thớt, giò tâng lên có độ đàn hồi thì tức là đã chín.

Nguyên nhân 4: Thịt bị chín tái trong quá trình xay giò

Thông thường khi xay thịt làm giò, ma sát giữa thịt và bộ phận xay phát sinh nhiệt. Từ đó thịt làm giò bị chín tái ngay trong quá trình xay, và bị phá vỡ hết protein, thịt xay càng nhuyễn nhưng vẫn sẽ bị bở trong lúc hấp.

Thịt bị chín tái trong quá trình xay giò

Giải pháp => Bài toán đặt ra ở đây, là giữ được mức nhiệt thấp, ổn định cho thịt trong suốt quá trình xay. Bạn có thể giải quyết bằng những cách sau:

  • Làm lạnh thịt trong tủ mát trước khi xay, không cần làm đông lạnh, chỉ cần làm thịt mát là được.
  • Nên dùng các loại máy xay giò chuyên sẽ có khoang làm lạnh thịt ở xung quanh thành cối, đảm bảo mức nhiệt thấp cho thịt trong toàn bộ quá trình xay.
  • Nếu bạn không có kinh phí để đầu tư các máy xay giò chuyển, cách làm giò lụa không bị bở là liên tục tiếp nước đá cho giò sau mỗi 15-20s xay 1 lần, đến khi giò đủ nhuyễn. Thường 500gr thịt dùng tới 50ml nước lạnh.

Công thức chuẩn làm giò lụa cho chị em dịp lễ Tết

Công thức chuẩn làm giò lụa cho chị em dịp lễ Tết

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1kg thịt heo xay 
  • 1,5gr mỡ
  • 30gr bột năng hay bột bắp
  • Gia vị: 2 muỗng canh nước mắm; 1 muỗng cà phê bột nêm; 1 muỗng cà phê đường; 2 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen)
  • 100ml nước đá lạnh (cần thật lạnh)
  • 30gr bột năng
  • 5gr bột nở
  • Các dụng cụ cần thiết đi kèm: máy xay thịt, lá chuối, dây buộc, túi hút chân không,…

Bên cạnh việc xác định được cách chọn phần thịt heo đúng, chọn miếng ngon cho cách làm giò lụa không bị bở, thì bạn cần nắm được 1 cân thịt làm được bao nhiêu cân giò, để tính toán chính xác lượng nguyên liệu cần chuẩn bị tránh thừa thiếu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 cân thịt làm được bao nhiêu cân giò?” – Câu trả lời là: 1 cân thịt làm được 1 cân giò.

Công thức chuẩn làm giò lụa tại nhà

Bước 1: Thái nhỏ thịt để xay

Bạn không thể để nguyên miếng thịt vào bên trong cối xay rồi xay được, như vậy sẽ rất hại lưỡi dao, hại motor mà chất lượng thịt xay cũng không thể đảm bảo.

Bước 1: Thái nhỏ thịt để xay

Do đó cần thái nhỏ cả phần nạc và mỡ ra trước, với độ dày miếng tầm 5mm là đủ. Nên để thịt vào tủ lạnh để làm lạnh thịt trước khi xay, sẽ hạn chế được tình trạng chết giò.

Bước 2: Xay thịt

Có thể dùng các loại máy xay thịt tại nhà để xay. Cách xay giò lụa này như sau: Bỏ thịt cả nạc và mỡ vào máy để xay cùng với lượng gia vị và 2 loại bột đã chuẩn bị. Bạn bật cho máy xay 15 giây.

Bước 2: Xay thịt

Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.

Bước 3: Gói giò

Đối với công đoạn gói giò trong công thức chuẩn làm giò lụa này, bạn sẽ thực hiện các thao tác như sau:

  • Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn để đảm bảo vệ sinh.
  • Cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh.
  • Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).
  • Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc.
  • Lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang.

Bước 3: Gói giò

Bước 4: Hấp giò

Để giữ giò lụa được ngọt của thịt thì thông thường công thức chuẩn làm giò lụa sẽ dùng phương pháp hấp thay vì luộc. 

Bước 4: Hấp giò

Với công thức làm giò lụa này, sau khi đã cho giò vào khuôn, đợi nước trong nồi sôi, bạn để hấp giò với thời gian khoảng 60 phút. Sau thời gian trên thì bỏ giò ra ngoài.

Đối với các cơ sở làm giò lớn hơn, có thể sử dụng công thức chuẩn làm giò lụa với việc vận hành 1 số các loại máy móc như máy xay giò chả công nghiệp, tủ hấp thực phẩm,… để tối ưu chất lượng và năng suất.

Trên đây là 1 số giải pháp cho vấn đề tại sao giò lụa bị bở, cũng như công thức chuẩn làm giò lụa cho chị em thực hiện tại nhà rất đơn giản, dễ làm. Chúc chị em thành công.

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2022 Cơ Khí Viễn Đông. Thiết kế Website bởi VietMoz.